VN88 VN88

27 án oan trong các triều đại Trung Quốc

7. Mất tự do vì yêu nước
Ngày 12 tháng 12 năm 1936, nổ ra “Sự biến Tây An” chấn động khắp nơi, Trương Học Lương, Dương Hổ Thành đã giữ Tưởng Giới Thạch ở Lâm Đồng Hoa Thanh Trì và ép Tưởng phải chống Nhật, đồng thời điện cho Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cử đại biểu tới Tây An để bàn kế lớn chống Nhật cứu nước, Đảng Cộng sản Trung Quốc cử đoàn đi do Chu Ân Lai dẫn đầu tới Tây An để tham gia đàm phán, tới ngày 24 đã buộc Tưởng Giới Thạch phải chấp nhận 6 điều kiện gồm: Cải tổ Quốc dân đảng và Chính phủ Quốc dân đảng, trừ bỏ phái thân Nhật, thu nhận những người chống Nhật: Thả hết tù chính trị, bảo vệ quyền lợi, tự do của nhân dân, hợp tác với Hồng quân kháng Nhật triệu tập Hội nghị cứu nước gồm các đảng, các phái, các giới, các tổ chức quân đội, quyết định phương châm kháng Nhật cứu nước, ủng hộ quan hệ hợp tác xây dựng nhà nước Trung Quốc kháng Nhật… Ngày 25, Trương Học Lương đưa Tưởng Giới Thạch bay về Nam Kinh. Chu Ân Lai nghe tin vội tới sân bay tiễn chân, nhìn theo máy bay đang bay xa dần mà thở dài không ngớt.

Sau khi Trương Học Lương đến Nam Kinh, chấp hành ý kiến của Tưởng Giới Thạch, toà án quán sự Quốc dân đảng đã xử phạt Trương Học Lương 10 năm tù. Tưởng còn sai người đưa Trương Học Lương đến Khê Khẩu Phụng Hoá tỉnh Triết Giang để tự kiểm điểm.

Ngày 7 tháng 7 năm 1937, “Sự biến Lư Câu Kiều” bùng nổ. Từ thực tế kháng chiến ở Thượng Hải, Tưởng Giới Thạch quyết định kháng chiến chống Nhật, cả nước dấy lên cao trào kháng chiến chống Nhật sôi nổi rầm rộ. Trương Học Lương thấy vậy vô cùng phấn khởi, ông nghĩ là Tưởng Giới Thạch sẽ thả ông ra để ông tham gia giết giặc. Vì thế ông không quản nguy hiểm đến tính mạng cùng với Dương Hổ Thành phát động luyện quân, mục đích chẳng phải vì sự thống nhất, đoàn kết chống Nhật hay sao? Hiện nay Tưởng cũng vẫn nói “Đất không phân biệt Nam Bắc, người không phân biệt già, trẻ”. Đúng là ông luôn mong muốn góp sức mình vì nước xông ra chiến trường.

Trương Học Lương bèn viết thư cho Tưởng Giới Thạch, mong muốn góp sức bảo vệ đất nước.

Nhưng điều làm cho Trương Học Lương thất vọng là trong phúc đáp của Tưởng Giới Thạch có yêu cầu ông cứ đọc sách cho nhiều, ngoài việc mời Bộ lão tiên sinh Thanh Thời đỗ tiến sĩ giúp Trương Học Lương “đọc luận ngữ”, “trung dung” ra, còn mời thân tín của Tống Mỹ Linh, và người giữ tổng cán sự lúc đó là Hoàng Nhân Lâm đi Khê khẩu nhắc nhở Trương Học Lương, yêu cầu ông viết thư nói với quân đoàn Đông Bắc phục tùng sự lãnh đạo của Tưởng. Tưởng cũng không cần và không muốn làm mất mặt Trương Học Lương, chỉ cần quân đoàn Đông Bắc là một lực lượng thiện chiến, có sức chiến đấu cao tích cực hợp tác là được.

Tháng 10 năm 1937, do tình hình chiến sự bất lợi ở Thượng Hải, Trương Học Lương đang bị Tưởng cầm tù phải di lý vào sâu nội địa và dừng lại ở một số nơi như Hoàng Sơn, Bình Hương, Sâm Thâu, Nguyên Lăng… đến cuối năm 1938 thì chuyển đến Quý Châu, sau đó còn ở qua Minh Động, Tu Văn Dương, động Quý Châu lại đến Đồng Tử, Hồ Tiểu Tây (nơi một công binh xưởng đóng) rồi cho đến khi kháng chiến thắng lợi.

Trong khi Tưởng Giới Thạch như vừa trút được gánh nặng đang tưng bừng cờ giong trống mở trở về thủ đô Nam Kinh thì Trương Học Lương vẫn còn bị “quên chuyển theo” vẫn ở Quý Châu. Mùa hạ năm 1946, Đới Lạp chết, người thân của ông là Thẩm Tuý đến thăm Trương Học Lương. Trương Học Lương có nỗi khổ trong lòng nhưng không thể nói rõ ra được, rồi ông như thất thần bật tiếng thở than: “Mọi người đã đi cả rồi, đến công binh xưởng cũng đã đóng cửa, còn tôi vẫn ở đây… không biết đến bao giờ mới được ra khỏi” Trương Học Lương tất nhiên sốt ruột: Theo toà án binh xét xử phải chịu án tù 10 năm, cho dù có không được ân xá, thì đến năm 1946 cũng bắt đầu là năm mãn hạn được tha. Nhưng hình như Tưởng Giới Thạch đã quên mất việc hãy còn giam giữ một người con anh hùng của dân tộc đang sống ở Cổ dạ Lang quốc.

Thực ra, Tưởng Giới Thạch chưa hề quên Trương Học Lương. Tháng 6 năm 1946 Tưởng Giới Thạch ngang ngược huỷ bỏ hiệp định hiệp thương chính trị, dám làm trái ngược lại ý chí thiên hạ, phát động cuộc nội chiến. Hắn muốn Trương Học Lương vốn xưa nay đã đi lại quan hệ với Đảng Cộng sản phải góp một phần sức lực cho “sự nghiệp lớn” độc tài của hắn. Tưởng bèn sai Mạc Đức Huệ đến Đồng Tử truyền đạt lại ý tứ của hắn: Có 3 điều kiện để có thể trả tự do cho Trương Học Lương: Một là buộc Trương Học Lương thừa nhận sự biến Tây An là mắc mưu của Đảng Cộng sản. Hai là Trương Học Lương phải giao lại bức điện báo lúc xảy sự biến 18-9 mà Tưởng gửi cho ông mệnh lệnh không được kháng cự. Ba là sau khi được thả ra, Trương Học Lương không được ra nước ngoài.

Đương nhiên Trương Học Lương muốn ra khỏi lồng thép để hít thở khí trời tươi mát. Nhưng ông thà ngọc nát còn hơn ngói lành, tự do thật đáng quý nhưng danh tiết còn lưu truyền đến ngàn thu. Nếu phảì nói câu lừa gạt thiên hạ để đổi lấy tự do thì Trương Học Lương đương nhiên không làm bởi vì nói nhăng nói quậy không đúng với lương tâm của ông, là phản lại lương tâm của mọi người. Lời đáp mà Tưởng Giớí Thạch nhận được là lời cự tuyệt vững vàng đanh thép của Trương Học Lương. Tưởng Giới Thạch không được vui, hắn không để chó Trương Học Lương được tự do.

Vào tháng 11 năm 1946. Bọn đặc vụ của Tưởng Giới Thạch nói dối Trương Học Lương: Có điện của Tưởng Giới Thạch đưa ông đến Nam Kinh. Trương Học Lương phấn khởi ra mặt tưởng là thật, cho rằng chắc đến Nam Kinh thì sẽ được tự do, ông đâu có biết Tưởng Giới Thạch đã bán thuốc gì trong quả bầu kia! Tưởng đã sớm chỉ thị cho Cục trưởng bảo mật (đặc vụ) Trịnh Đắc Dân áp giải Trương Học Lương ra Đài Loan. Trịnh Đắc Dân lại giao nhiệm vụ áp giải đưa Trương Học Lương đi cho trưởng phòng Trương Nghiêm Phật thuộc Cục quân thống Trùng Khánh. Trương Nghiêm Phật hết sức giữ kín tin tức này. Hắn cho ô tô đến đón Trương Học Lương ở dốc Cửu Long cách thành Trùng Khánh 30 dặm rồi qua sông Trường Giang để tránh phố xá, không cho Trương Học Lương lộ diện giữa phố đông mà dẫn đến “sóng người” biểu tình phản đối. Hắn đưa Trương Học Lương đi một mạch đến thành Trùng Khánh ở trong biệt thự vốn là của Đới Lạp tại dốc Tùng Lâm núi Ca Lạc.

Trương Nghiêm Phật còn hẹn với Từ Viễn Cử trưởng phòng 2 thuộc hàng doanh lâm thời Trùng Khánh và vợ chồng Lý Giác, Hà Mai là Chủ tịch phân đoàn, đoàn huấn luyện Trùng Khánh thuộc Trung ương lâm thời cùng đến nhà Đới Lạp thăm Trương Học Lương, đồng thời cũng đánh bài kiểu Hồ Nam, chơi tú lơ khơ với Trường Học Lương cho ông ta yên tâm.

Lý Giác vốn là cấp dưới của Trương Học Lương, là con rể của Hà Kiện. Thời gian đóng quân ở Vũ Hán, đơn vị anh ta dưới quyền của chỉ huy của Trương Học Lương và quan hệ rất tốt với Trương Học Lương. Vì thế cử Lý Giác đi là rất thích hợp. Lý Giác và Trương Học Lương đã hơn 10 năm nay chưa lần nào gặp nhau. Lúc này, Trương Học Lương đã 46 tuổi còn kém Lý Giác một tuổi.

Nhưng vì Trương Học Lương phải sống 10 năm tù đày nên có thể bị tổn hao quá nhiều, mặt mày xanh xao vàng vọt tóc đã bạc từng mảng, hàm răng rụng mất một nửa lại càng gầy tọp đi, còn đâu trước đây, những năm tháng huy hoàng tràn đầy sung mãn, phong độ khiến biết bao chị em phụ nữ vây quanh. Giờ đây Lý Giác nhìn thấy tình cảnh này trong lòng cảm thấy trĩu nặng ông nắm chặt hai tay Trương Học Lương, hai ánh mắt nhìn nhau không nói, một bên không thể nói hết những lời thê lương, một bên lại không dám nói ra những lời đã thấy rõ: Còn đâu vị thiếu soái oai phong lẫm liệt năm xưa?

Hai người chỉ nói chuyện cũ trước kia chứ không hề nói đến chuyện chính trị. Trước khi Trương Học Lương rời đại lục, hồi còn ở Trùng Khánh, Lý Giác đã gặp ông ba lần rồi. Hồi đó Trương Học Lương thường luôn nhớ thương các con gái của ông đang ở bên nước Mỹ, và ông đã lấy ảnh của chúng ra cho Lý Giác xem. Con gái ở Mỹ thỉnh thoảng có gửi tiền qua Thái Bình Dương về. Triệu Đề vẫn thản nhiên nói: “Chúng tôi cũng chỉ dùng để mua chút đồ ăn chứ cũng chẳng biết dùng tiền làm gì. Đúng vậy, một ngày mất tự do, một ngày phải chịu sự giám sát quản lý chặt chẽ của người khác thì dùng tiền để làm gì?”

Lý Giác gặp mặt ông lần cuối rồi phải đi.

Trương Học Lương chỉ đưa tiễn vợ chồng Lý Giác trong phạm vi ông được phép đi lại mà thôi. Ông nắm chặt tay Lý Giác, lòng rưng rưng nghẹn ngào trào dâng lên lồng ngực, Trương Học Lương còn rất mong muốn được ông bạn cũ đến thăm, có ngờ đâu đây lại là lần gặp mặt cuối cùng giữa hai người.

Đây chính là lần vĩnh biệt. Năm 1987 Lý Giác bị bệnh rồì mất ở Bắc Kinh.

Trước khi đi, Trương Nghiêm Phật vẫn lừa gạt Trương Học Lương hắn nói là máy bay đã chuẩn bị xong rồi chỉ đến ngày kia sẽ bay đến Nam Kinh. Trương Nghiêm Phật lại còn đồng ý làm theo yêu cầu đề nghị của tên đội trưởng giám quản Lưu Ất Quang bắt nốt viên phó quan vẫn theo hầu Trương Học Lương nhiều năm nay đồng thời tống ông ta vào trại tù hình sự (cặn bã của xã hội). Từ đó không còn người thân tín nào ở bên cạnh Trương Học Lương ông chỉ còn thấy quanh bên ông đều là những ánh mắt lạnh tanh rình mò xét nét.

Khi thấy đội trưởng giám quản Lưu Ất Quang đột nhiên nói thẳng với Trương Học Lương rằng đây không phải đưa về Nam Kinh mà đưa ông đến Đài Loan thì Trương Học Lương trong người như bốc lửa, nổi giận đùng đùng toàn thân ông run bắn lên, răng nghiến ken két rồi đập mạnh tay xuống bàn. Tất cả đều trong tay Tưởng Giới Thạch. Tất cả niềm tin và khát vọng của Trương Học Lương đã tan thành mây khói, ông cũng nhanh chóng cảm nhận được rằng rồi đây ông sẽ phải sống trong nhà giam lạnh lẽo cho đến hết cuộc đời.

Khi Lưu Ất Quang nói về lịch trình đi với Trương Học Lương và có nói mấy tiếng “Báo cáo phó toà”, Trương Học Lương lập tức ngắt lời hắn: “Còn gì nữa mà cứ phó toà với phó toà, cứ gọi thẳng ta tên tù là tốt rồi?” Nhưng lúc đó dù có tức giận đến đâu cũng chẳng để làm gì. Sự thật tàn khốc đang ở ngay trước mặt, kích động tâm can chỉ làm hại thêm cơ thể, người vào tù cuối cùng cũng là tù nhân. Trương Học Lương gắng sức kìm nén đi những tâm tư của chính mình, mở to đôi mắt và ngồi ngây ra một lúc. Cuối cùng rồi cũng đành phải đồng ý đi Đài Loan. Khi ông báo tin không may này cho Triệu Đề thì giọng nói của ông vẫn còn tức run lên. Kỳ thực, ông có không đồng ý thì cũng chẳng ăn thua gì. Ông muốn Lưu Ất Quang phải điện về Nam Kinh.

Bà Vương, người đã nhiều năm theo hầu Trương Học Lương cũng buộc phải ở lại, vợ chồng Trương Học Lương bị bọn mật vụ áp giải rời Đại lục bay ra Đài Loan.

Tại sân bay Bạch Tị Dịch của Trùng Khánh, quang cảnh hoàn toàn vắng lặng, Trương Học Lương lòng đầy phẫn hận lặng lẽ bước lên máy bay, rồi máy bay cũng nhanh chóng lẫn vào những đám mây bay đi. Nỗi niềm thương cảm trong lòng Trương Học Lương lại đang cuộn lên, ông cố nén giận, chau mày lại rồi ngẫm nghĩ lại, mình có lúc thì oai phong hét ra lửa, có lúc lại sống cả đời lạnh lẽo chốn này. Là một quân nhân, danh tiếng của ông đã lẫy lừng khắp nơi. Ông đã có đóng góp to lớn sáng ngời sử xanh, và sự nghiệp vĩ đại kháng Nhật cứu nước. Nhưng ngược lại chưa được trực tiếp chỉ huy thiên binh vạn mã tung hoành nơi chiến trận của quá trình kháng Nhật này. Ông đã từng vô cùng mong muốn được tỏ rõ khí phách dũng mãnh, quả cảm của người chiến sĩ giữa chốn sa trường đâu có sợ đầu rơi máu chảy, nhưng ông lại bị giam cầm và phải bỏ phí những thời khắc đó cứ trôi đi, sao ông có thể không tiếc nuối và ân hận được? Sau “18-9” ông rưng rưng lệ từ biệt núi sông chịu mang tiếng xấu là tướng phản bội với bao lời nguyền rủa của dân chúng cả nước. Đến “sự biến Tây An” ông đã bỏ qua lợi nhỏ của mình, đem cả tính mạng và tiền đồ sự nghiệp cá nhân để bảo vệ lợi ích to lớn của dân tộc lại thân chinh đưa Tưởng Giới Thạch về Nam Kinh, từ đó ông phải đau khổ từ biệt quân đoàn Đông Bắc để cuối cùng rơi vào tù ngục suốt đời. Giờ đây lại phải xa nhà, xa quê hương mãi mãi, trong sự mất tự do niềm khát vọng quý giá nhất của đời người, người anh hùng càng đau khổ khi không có đất để dụng võ. Tám năm sống trong lao tù đã làm râu tóc ông điểm bạc, thân thể ngày càng héo gầy. Ông sống một cuộc sống khổ ải, lạnh lẽo cách biệt với thế giới bên ngoài. Và cuộc sống chỉ có đêm, không có ngày này không biết sẽ còn kéo dài đến bao giờ, ông cúi nhìn Đại lục của Tổ quốc trải dài non xanh nước biếc và thầm cầu mong cho máy bay hãy bay chậm lại, chậm thêm một chút nữa.

Tết Nguyên đán năm 1947, chính phủ Trung ương Nam Kinh công bố. Hiến pháp Trung hoa dân quốc “và trình tự chuẩn bị thi hành hiến pháp” đồng thời lạì đưa ra “lệnh đại xá”. Chu Kình Văn cùng một số nhân sĩ vùng Đông Bắc như Mạc Đức Huệ, Vạn Phúc Lân… đã tụ tập tại Thượng Hải đề nghị với Chính phủ Trung ương: Trương Học Lương đã “chấp hành án” chịu giam quản đã hơn 10 năm, cần phải trả lại tự do cho ông ấy, nhưng họ thấy đau buồn trong lòng vì trong “lệnh đại xá” lại không có tên Trương Học Lương.

Trương Học Lương bị áp giải đưa đến giam quản tại Thượng Ôn Tuyền, Tân Trúc tỉnh của Đài Loan, Tưởng Giới Thạch hạ lệnh cho tay chân phải giám quản thật chặt chẽ, không những thế còn thân chinh ra lệnh: “Từ nay về sau, chỉ có lệnh viết tay của ta ngoài ra không giải quyết cho ai được gặp hắn”. Cầm đầu bọn đặc vụ trông coi Trương Học Lương vẫn là Lưu Ất Quang, hắn vâng lệnh Tưởng Giới Thạch nên ngày càng hà khắc hơn đối với Trương Học Lương. Vì hắn có công trong việc coi giữ Trương Học Lương nên đã được phong hàm Thiếu tướng.

Ngày 28 tháng 2 năm 1947, xảy ra bạo động “28-2”, dân chúng Đài Loan tấn công nhà đương cục Quốc dân đảng Đài Loan, cuộc khởi nghĩa dần lan tới Tân Trúc tỉnh Thượng Ôn Tuyền. Cuộc khởi nghĩa rầm rộ này xuýt nữa làm cho Trương Học Lương phải chết dưới bàn tay ác độc của Tưởng Giới Thạch. Tưởng Giới Thạch chỉ thị cho Mao Nhân Phượng không được để cho Trương Học Lương nhân lúc có cuộc nổi dậy mà bị cướp đi hoặc tháo chạy. Nếu quá khẩn cấp thì phải nổ súng giết chết. Bọn đặc vụ trông coi Trương Học Lương mỗi ngày phải 3 lần gọi điện báo cáo tình hình cho Nam Kinh còn trước đây chỉ một tuần phải báo cáo 1, 2 lần.

Trong thời gian bảy, tám năm từ Quý Châu đến Đài Loan, ngoài Tống Tử Văn, Đới Lạp ra thì Mạc Đức Huệ là người có nhiều lần đến thăm Trương Học Lương nhất. Trương Học Lương cũng đã tặng thơ cho Mạc Đức Huệ “Mười năm không bệnh tật, Bạn cũ vẫn chưa quên, cuối đời còn thắp lửa, Nguyện theo sách thánh hiền”. Điều này nói rõ Trương Học Lương chỉ nghĩ đến ước muốn tự do mà không còn để tâm đến chính trị nữa.

Tháng 10 năm 1947, Trịnh Giới Dân bảo với Trương Nghiêm Phật “Lưu Ất Quang quan hệ với Trương Học Lương không được tốt, vợ ông ấy có bệnh thần kinh, lại xử lý quan hệ với Triệu Đề cũng không tốt, Lưu xin đưa bà vợ đi chữa bệnh”.

Trịnh Giới Dân hạ lệnh cho Trương Nghiêm Phật đến cùng sống với Trương Học Lương một tháng.

Ngay buổi tối, Trương Học Lương vừa thấy Trương Nghiêm Phật, ông đã tố cáo những việc làm ức hiếp và hà khắc của Lưu Ất Quang suốt 10 năm qua đối với ông, ông nói: “Ông Đới (Lạp), ông Tống (Tử Văn) đều bảo Lưu Ất Quang không được kiềm chế tôi trong cuộc sống, nhưng ông ta cứ hạn chế tôi, mọi nơi, mọi lúc làm tôi rất khó chịu, muốn làm cái gì cũng không thể làm được. Như việc khi vừa mới đến Đài Bắc, Chủ tịch tỉnh Trần Nghị trực tiếp nói với Lưu Ất Quang, chỗ này là nơi ông ta đã chọn trước theo lệnh của uỷ viên trưởng điện cho mấy gian có điện tốt để phó tư lệnh ở Lưu nhất nhất ưng thuận chấp hành, nhưng Trần Nghị vừa đi khỏi ông ta đã lật lọng, nhà ông ta chiếm hết mấy gian có đường điện tốt. Mấy hôm sau, Trần Nghị lại đến, ông ta lệnh cho Lưu Ất Quang phải chuyển đến mấy gian có đường điện tồi hơn”.

Trương Học Lương còn tiếp tục tố khổ: Trần Nghị còn thuê cho Trương Học Lương hai người hầu gái để chăm sóc sinh hoạt cho ông nhưng chỉ được mấy ngày sau thì đã bị Lưu Ất Quang đuổi đi hết, Tống Mỹ Linh và một số bè bạn có gửi tiền và đồ vật đến nếu không bị Lưu Ất Quang lấy đi toàn bộ thì cũng bị lấy đi một nửa. Dù Trương Học Lương có biết và hỏi ông ta thì Lưu Ất Quang cũng làm ra vẻ không hề biết chuyện đó. Mỗi lần ăn cơm thì cả nhà, lớn bé của Lưu Ất Quang đều xúm đến vây quanh mâm cơm làm Trương Học Lương đến ăn cơm cũng không được tự do, bà vợ mắc bệnh thần kinh của Lưu Ất Quang thường chỉ cây dâu, cây hòe chửi bới và còn mắng chửi cả Triệu Đề.

Trương Học Lương đặc biệt nói đến sự kiện “28-2”. Khi đó nhìn bộ dạng của Lưu Ất Quang như đứng trước kẻ địch quá lớn: “Tôi thật không cam tâm. … Nếu như Lưu Ất Quang thật sự muốn hạ độc thủ đối với tôi, lúc đó sẽ vươn cổ ra chịu chết ư hay là tôi sẽ xuống tay giết chết Lưu Ất Quang đây. Hoặc giả tôi cũng cùng chết, nhưng điều ấy tôi không bao giờ nghĩ tới, tôi – Trương Học Lương lại chịu kết cục như vậy sao? May mà sự biến ở Đài Loan chỉ mấy ngày đã yên, nếu không thật khó nói!”.

Trương Học Lương – một vị công thần của dân tộc mà lại bị một tên vô danh tiểu tốt Lưu Ất Quang hành hạ, ông ta, Trương Học Lương, đã có khí phách anh hùng, đường đường uy phong lẫm liệt là thế mà nay lại phải giày vò như thế. Trương Học Lương mỗi khi nói đến những chỗ thương tâm thì hầu như đều phải rơi lệ, Triệu Đề cũng đứng bên Trương Học Lương lau nước mắt cho ông.

Sáng sớm ngày thứ 3 với xúc cảm tràn trề, Trương Học Lương viết một bài thơ trên giấy viết thư kỷ niệm cho Trương Nghiêm Phật: “Ở núi vắng bốn bề, mưa hoài lòng thêm lạnh, trằn trọc ngủ không yên, gối buồn lệ đẫm mắt”. Dưới ký tên “Tặng Nghiêm Phật huynh, Trương Học Lương, kính tặng”.

Trương Học Lương lại một lần nữa đề nghị Trương Nghiêm Phật báo cáo lên Tưởng Giới Thạch thỉnh cầu giải thoát cho ông: “Sự biến Tây An là để chấm dứt nội chiến vì cuộc kháng chiến chống Nhật, tôi không có lỗi, tôi không ép, giữ uỷ viên trưởng nhưng đã bị xử phạt tù 10 năm mà không nói ra được. Nhưng đến nay, thời hạn 10 năm đã hết. Cuộc kháng Nhật đã thắng lợi, người Nhật đã đầu hàng mà vẫn tù tôi mãi làm tôi rất buồn lòng, mong ông về Nam Kinh nói lại với Trịnh Tắc Dân như thế, cứ nói là tôi nhờ ông nói lại như vậy”. Kết quả tất nhiên là Tưởng Giới Thạch vẫn nhắm mắt làm ngơ.

Trương Học Lương bị tù giam không được phép đọc sách báo mà còn luôn bị bọn đặc vụ gọi đến tra xét. Nhưng ông vẫn rút ra được kết luận thông qua những thông báo chính thức công khai nghe được. Ông cho rằng Quốc dân đảng nhất định sẽ không tránh khỏi thất bại, ông đặt niềm tin và sự thắng lợi của Đảng Cộng sản sẽ giúp ông thoát khỏi biển khổ này và giành được tự do.

Tháng 10 năm 1947, Trương Trị Trung, Chủ nhiệm Hàng Môn khu Tây Bắc từ Tân Cương ra Đài Bắc nghỉ ngơi, nhân đó có đến thăm Trương Học Lương. Hai ông dẫn Trương Nghiêm Phật nói chuyện với nhau. Trương Học Lương sốt ruột hỏi Trị Trung: “Khi nào thì tôi được tự do?” Trương Trị Trung an ủi nói: “Tình hình trong nước vốn phải hoà bình. Quốc cộng phải khôi phục được hoà hoãn. Đến ngày Quốc cộng hoà đàm thành công thì ông sẽ có tự do”. Nghe thấy vậy, Trương Học Lương hết sức phấn khởi.

Trương Học Lương nhờ cậy Trương Trị Trung đưa giúp lời thỉnh cầu xin được tự do của mình tới Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh: “Sau khi được thả tự do, Tưởng tiên sinh ở đâu, tôi xin theo ở đó. Tôi sẽ không có bất cứ yêu cầu gì và cũng không cần làm việc gì nhất định”. Đây cũng là lần cuối cùng Trương Trị Trung thăm hỏi Trương Học Lương đang bị giam trong tù. Trước khi từ biệt, Trương Học Lương nắm chặt tay Trương Trị Trung không muốn rời ra: “Tôi ở đây, ngoài anh ra không còn có ai tới thăm tôi cả, tôi thật cảm ơn anh muôn phần. Lần chia tay này của chúng ta, không biết đến bao giời mới lại gặp nhau”. Hai người mắt đẫm lệ không nói lên lời. Đó là lần gặp nhau cuối cùng của họ.

Khi Trương Trị Trung báo cáo với Tưởng Giới Thạch lời thỉnh cầu của Trương Học Lương, Tưởng xem kỹ những lời của ông tỏ vẻ không vui nói vài câu lấp lửng rồi ra lệnh: Từ nay nếu không được phép của ông ta không ai được tới thăm nom Trương Học Lương. Trương Trị Trung bất giác chỉ còn biết thở dài.

Tống Mỹ Linh gặp Trương Trị Trung than thở: “Văn Bạch huynh, chúng ta thật không phải với Trương Hán Khanh!”. Nghĩ đến việc Trương Học Lương phải thân chinh đưa Tưởng Giới Thạch trở về Nam Kinh, vì đồng tình với việc làm đó nên Tống Mỹ Linh hứa rằng sẽ bảo đảm an toàn cho Trương Học Lương. Nhưng Tưởng Giới Thạch lại làm ngược lại. Nên lời hứa của Tống Mỹ Linh chỉ còn là “tờ séc hết giá trị”.

Lưu Ất Quang đã bị Trương Nghiêm Phật thay thế, nhưng Trương Học Lương vẫn phải sống cuộc sống giam hãm tù đày như cũ, khó có thể giải thoát được những năm tháng cô độc đau khổ kéo dài vô vị.

Đầu năm 1949, Tưởng Giới Thạch tuyên bố từ chức, Lý Tôn Nhân thay chức Tổng thống, Quốc Cộng lại hoà đàm, ra lệnh thả Trương, Dương và một số tù chính trị khác. Trung ương Quốc dân đảng như chó mất chủ tháo chạy về Quảng Châu cùng đồng ý với lệnh trên. Nhưng do Tưởng Giới Thạch còn quá nhiều quyền lực nên mệnh lệnh của Lý Tôn Nhân đã trở thành tờ giấy bị bỏ đi?

Tưởng Giới Thạch chạy ra Đài Loan cũng vừa lúc chiến tranh bùng nổ ở Triều Tiên, Mỹ đưa quân vào Triều Tiên và điều Hạm đội 7 đi vào eo biển Đài Loan. Cuối cùng, Tưởng Giới Thạch “đóng đô” ở Đài Loan, thế là người chịu số phận khổ ải nhất lại là Trương Học Lương, hy vọng được trả tự do càng thêm vô vọng.

Năm 1959, Tưởng Giới Thạch để dùng vũ lực trấn áp dư luận nắm quyền lực trên mảnh đất Đài Loan nhỏ bé và như thế Trương Học Lương chẳng qua chỉ là từ chiếc lồng nhỏ này lại nhốt vào một lồng to khác. Cho dù có không tiến hành “quản thúc” đối với Trương thì Trương cũng không thể chạy thoát khỏi lòng bàn tay của Tưởng. Vì vậy đến năm 1959, Tưởng ra lệnh huỷ bỏ “quản thúc” đối với Trương Học Lương. Thế là bề ngoài chuyện tù giam kéo dài tới 22 năm qua đã kết thúc. Bởi vì từ ngày 4 tháng 1 năm 1937 dù rõ ràng Chính phủ Quốc dân đảng đã ra lệnh cho đại xá miễn tội nhưng lại “giao cho Hội đồng uỷ viên quân sự quản thúc nghiêm khắc”, vẫn thi hành không được hưởng ân xá miễn tội. Trương Học Lương bị xử phạt lâu, kéo dài tới 22 năm. Đến lúc này, đối với thế giới thì đây là loại hình phạt cực kỳ phi lý.

Trên thực tế, huỷ bỏ “quản thúc” vẫn chỉ là trên giấy tờ hành chính, huỷ bỏ kiểu “đầu lưỡi” không phải là huỷ bỏ trên thực tế, thực chất “quản thúc” vẫn như cũ.

Đầu mùa hạ năm 1954, bọn đặc vụ trông coi Trương Học Lương ra thông báo nói: Có một nhân vật quan trọng muốn gặp ông và lệnh cho ông được xuống núi ngay lập tức. Trương Học Lương lại lóe lên một chút hy vọng. Nếu là Tưởng Giới Thạch muốn gặp ông thì ông nhân cơ hội này mà xin được tự do.

Trong một căn phòng rộng rãi, thoáng mát, sau 17 năm, Trương Học Lương gặp lại Tưởng Giới Thạch. Hai mắt đẫm lệ, Trương Học Lương chỉ còn thiếu nước phải quỳ xuống cầu xin Tưởng tha cho ông được tự do mà thôi.

Tưởng Giới Thạch đã cho ông “Chiếc bánh vẽ” và câu an ủi hết sức mĩ miều “Hãy cố gắng nhẫn nại thêm chút nữa đi, thế nào rồi cững có ngày Tổ quốc cần đên công sức của ông”.

Khát vọng hơn 10 năm của Trương Học Lương đã trở thành bọt xà phòng, Những đắng cay đau khổ này chỉ có ông và Triệu Đề mới biết. Sau khi gặp Tưởng Giới Thạch, Trương Học Lương viết một quyển sách tự phê bình dài khoảng 20 vạn từ. Trong đó có một phần “Nước Nga Xô-viết ở Trung Quốc” đề xuất bản ở Đài Bắc tháng 12 năm 1956.

Bắt đầu từ khi viết quyển sách này, mắt Trương Học Lương bị giãn đồng tử, thị lực ngày một giảm, hai mắt gần như bị mù.

Tháng 7 năm 1964. “Nỗi ân hận về sự biến Tây An” là một phần trong sách tự phê bình của Trương Học Lương được đăng trên tạp chí “Hy vọng tại Đài Bắc”

Mùa thu năm 1961, Trương Học Lương lại một lần nữa chuyển từ núi Minh Dương đến ở phía bắc Ôn Tuyền cách phía tây nam núi này khoảng 30 cây số, có hơn 10 tên đặc vụ giam quản và không cho bất cứ ai đến ở gần. Nơi ở của Trương Học Lương là số 70 đường số 3 khu Bắc đầu thành phố Đài Bắc. Rất nhiều người nhà ở gần chỗ ông ở cho đến mãi nhiều năm về sau mới được biết nơi đây đã có một vị tướng quân là Trương Học Lương sinh sống.

Ngày 21 tháng 7 năm 1964, các báo ở Đài Bắc đồng loạt rầm rộ đưa tin Trương Học Lương và Triệu Nhất Địch tổ chức cưới tại nhà thờ. Bí thư trưởng phủ Tổng thống Trương Quần cùng hơn 12 vị quan chức đã tham gia buổi lễ đính hôn đó. Chú rể mới 63 tuổi và cô dâu mới 52 tuổi vẫn lộ rõ niềm vui lạ thường. Đó chính là mốc son huy hoàng của tình yêu chân chính suốt 30 năm qua của họ. Sau hôn lễ, Trương Học Lương như biến thành một tín đồ trung thành của đạo Cơ Đốc, xuất hiện trước mắt mọi người là một ông già râu tóc bạc phơ.

Trước kia, một vị thiếu soái với đôi mắt sáng quắc, phong thái ung dung nhẹ nhõm, đầy uy vũ; trước đây một Trương Học Lương quyết chiến hào khí ngút trời, tất cả hình như đã hết không còn nữa.

Ông cứ mãi nhẫn nhục tâm mệm đợi chờ suốt gần 30 năm để được giải thoát được tự do. Nhưng đó chỉ là trong truyện cổ tích thần thoại. Do cuộc đời chìm nổi bể dâu lại bị giam cầm nhiều nên Trương Học Lương đã trở thành một ông già quy y cửa Phật.

Năm 1975, Tưởng Giới Thạch đã đến tuổi 87, cuối cùng không thực hiện được mộng tưởng tấn công lấy lại đại lục rồi ôm hận nuối tiếc mà chết.

Trương Học Lương tuy có được tham dự tang lễ của ông ta, nhưng vẫn chưa hề có dấu hiệu gì cho thấy Trương Học Lương được giải phóng.

Ngày 13 tháng 1 năm 1998, người kế tiếp Tưởng Giới Thạch là Tưởng Kính Quốc ở tuổi 77 cũng bị chết nốt, một người sinh ra tại Đài Loan là Lý Đăng Huy kế thừa “chức vị” nguyện vọng mà dân chúng mong mỏi là giải phóng cho Trương Học Lương vẫn lại không thành: thời gian quá lâu đã làm cho lớp người trẻ tuổi ở Đài Loan không còn biết Trương Học Lương là loại người như thế nào?

Tổng thống của Chính phủ Dân quốc hình như vẫn còn để ý một chút đến mọi người, Năm 1998, Lý Đăng Huy mở tiệc chiêu đãi vợ chồng Trương Học Lương. Thế rồi ông già Trương Học Lương 87 tuổi được xuất hiện còn rất khỏe mạnh trên các báo chí ở Đài Bắc; nhưng chỉ có điều mắt ông quá kém, đến nỗi không thể đọc được những lời ở trong Kinh thánh nữa.

Ngày 12 tháng 12 năm 1988, tại thủ đô Washington của Mỹ tổ chức “Hội thảo nghiên cứu sự biến Tây An”, một số học sinh cũ của Trường Đại học Đông Bắc như Trương Hiệp Thiên, Viện trưởng viện Nghiên cứu Trung ương, Điền Vũ trước là bí thư của Trương Học Lương và một số người khác đã có phát biểu tham luận. Sau đó mọi người cùng gửi điện tới Lý Đăng Huy chủ tịch Quốc dân đảng:

“Chúng tôi đều được biết tướng quân Trương Học Lương đã bị giam giữ 52 năm nay, hiện tại vẫn chưa được hoàn toàn tự do, như vậy là không hợp tình hợp lý, không đúng pháp luật, là sự việc đáng tiếc to lớn của lịch sử, là vết nhơ to lớn của việc bảo vệ nhân quyền ngày nay.

Trương tướng quân là nhân vật chính của sự biến Tây An, lịch sử đã chứng minh, sự biến Tây An không phải là việc binh đơn thuần, mà chính là cuộc duyệt binh cứu nước không thế cưỡng lại được trước nguy cơ diệt vong của Tổ quốc. Kết quả của sự biến Tây An là làm tăng thêm danh tiếng cho Tưởng thống chế, thúc đẩy toàn quốc thống nhất, dù đánh giá từ góc độ nào thì thực chất kết quả của sự biến Tây An đều là đúng đắn. Hành động việc làm của Trương tướng quân là có công cứu nước, với sự việc như vậy, đề nghị xét đến lòng trung thành mưu việc nước, nghĩa cử đối nhân của Trương tướng quân mà nhanh chóng trả lại tự do hoàn toàn cho tướng quân Trương Học Lương, bảo đảm đầy đủ quyền cơ bản công dân của ông như ngôn luận, báo chí, du lịch, chúng tôi đang tổ chức một đoàn đi phỏng vấn tướng quân Trương Học Lương, đề nghị cho phép chúng tôi trong thời gian sớm nhất được tới Đài Loan phỏng vấn Trương tướng quân. Đoàn phỏng vấn cũng đang chuẩn bị để đón tiếp Trương tướng quân đến tham quan nước Mỹ.

Ngày 14 tháng 12 tức ngày thứ 3 sau khi bức điện trên được đăng báo thì trên tờ “Trung ương Nhật báo” của Quốc dân đảng cũng đột ngột xuất hiện một bài viết nhan đề: “Có phải Trương Học Lương bị quấy nhiễu mất tự do”. Và nói rằng trong trả lời của Viện Hành chính với Uỷ ban chất vấn vẫn nêu rõ: “Hiện nay Trương Học Lương đã được hưởng đầy đủ quyền tự do, còn việc Trương Học Lương không có ý muốn tiếp xúc với bên ngoài thì nhà đương cục không có cách gì để can thiệp vào sở thích của ông ta”. “Vì vậy một số nhân sĩ không tin là Trương Học Lương đã được hoàn toàn tự do, cố tình yêu cầu để cho mọi người công khai gặp ông ấy như vậy mới biết được thật sự Trương Học Lương không bị quấy nhiễu, mất tự do…”

Trước đây, vì cảm thấy mất hết uy tín trước “Sự biến Tây An” nên Tưởng Giới Thạch thẹn quá đã nói “Những lời từ đáy lòng mình”: “Không phải là ta không cho Trương Học Lương về Tây An mà là tự ông ấy không chịu về Tây An”. Giờ đây, nhà cầm quyền Quốc dân đảng vẫn giữ theo luận điệu cũ rích ấy và nhắm mắt làm ngơ nói: Hiện nay không phải là nhà cầm quyền không cho phép Trương Học Lương gặp mọi người mà là tự Trương Học Lương không muốn gặp ai cả.

Chẳng khác nào vị bác sĩ dùng thuốc mê làm mê man một người thân thể đang cường tráng khỏe mạnh, rồi sau đó đường đường chính chính tuyên bố với mọi người rằng: người này giờ không cần phải nuôi dưỡng đầy đủ gì hết, anh ta cần nhất là được ngủ.

Tháng 12 năm 1988, trong bài trả lời phỏng vấn của phóng viên báo “Liên hợp Đài Bắc” Tiến sĩ Trương Tiệp Thiên tuyên bố. “Hạ tuần tháng 3 năm 1988, Tạp chí Trung ương đã đăng một bức ảnh buổi Lý Đăng Huy tiếp trà vợ chồng Trương Học Lương và nói Trương Học Lương đã được tự do và sức khỏe rất tốt. Nhưng Hội sinh viên cũ trường Đại học Đông Bắc chúng tôi năm nay đã hai lần gửi điện và thư mời thầy hiệu trưởng danh dự Trương Học Lương sang Mỹ tham quan mà mãi 2 tháng sau chúng tôi mới nhận được điện trả lời nhưng lại rất đơn giản, nội dung như sau: “Căn cứ vào ý kiến của bác sĩ, vì lý do sức khỏe nên không được đi xa”. Đây thực sự có phải là suy nghĩ của Trương Học Lương? Chỉ có trời mới biết! Hội sinh viên cũ Trường Đại học Đông Bắc còn rất thành khẩn gửi điện báo cho cả 3 người là Lý Đăng Huy: Tống Khánh Linh và Trương Học Lương, mong muốn được phép cử 4 đại biểu của hội đến Đài Loan gặp Trương Học Lương và được trực tiếp ghi chép, trò chuyện với ông. Nhưng những lời đề nghị của Hội sinh viên cũ của Trương chẳng khác gì ném đá xuống biển, không hề thấy có hồi âm. Có lẽ đến cả việc tự do trả lời điện báo của Trương Học Lương cũng không có nữa.

Kẻ tung người hứng cùng lúc với việc đăng ảnh Lý Đăng Huy mời trà, các báo lớn ở Đài Loan đều đăng công khai đến cái gọi là tin và bút tích của Trương Học Lương:

1) Việc làm của tôi là hoàn toàn tự do không có bất cứ sự hạn chế nào.

2) Nhưng để cho cuộc sống của mình được yên tĩnh và không bị ai quấy dầy nên tôi không muốn gặp bất cứ người nào và cũng không thích tiếp ai đến thăm và phỏng vấn.

3) Còn việc các điện mời từ nước ngoài gửi về cũng đều phải theo những suy nghĩ đã nêu trên. Xin cảm ơn nhưng không nhận.

Trương Tiệp Thiên nhằm đúng chỗ hiểm để chỉ rõ: Cái bức thư được gọi là tự viết công khai này đúng là đã mang đầy màu sắc chính trị. Nếu so với tình hình thực tế thì còn cách xa ba vạn tám ngàn dặm. Từ sự thật vừa kể trên thì đúng là thầy hiệu trưởng danh dự của họ đã không có được chút tự do đáng ra phải có?

Ngày 10 tháng 5 năm 1988. Hội sinh viên Đại học Đông Bắc Trung Quốc cũ tại Mỹ lại một lần nữa gửi chất vần đến Lý, Tống, “Viện trưởng” Du Quốc Hoa: “Vì sao phải lo sợ không trả lại tự do chân chính cho Trương Học Lương tiên sinh?”

Nhưng việc này phía Đài Loan không hề đả động đến. Nhà cầm quyền Quốc dân đảng vẫn còn lo sợ một ông già đã gần 90 tuổi, một ông già nhút nhát, thật đáng ngạc nhiên!

Thực ra trước sự mạnh mẽ của Hoa Kiều ở nước Mỹ, nhà cầm quyền Đài Loan không khỏi không động lòng, con thứ của Tưởng Giới Thạch là Tưởng Vĩ Quốc (lúc đó là Bí thư Uỷ ban an toàn quốc gia, là nhân vật có quyền lực trong quân đội) đã có bài phát biểu rằng: “Trương Học Lương đã hoàn toàn tự do. Xung quanh ông chỉ là các bảo vệ mà thực không phải là giám sát. Nếu như không tin, có thể hỏi trực tiếp ông ta. Nhưng ai có thể tin được đó là lời nói thật!”

Đã nửa thế kỷ qua. Trương Học Lương chưa hề có chút tự do chân chính. Trong tập san “Tân tân văn” của người Hoa ở New York phát hành đã cớ bình luận rằng: “Thời gian giam cầm Trương Học Lương đã vượt quá 50 năm, cần phải trả lại tự do cho ông ta ngay lập tức”.

Dù người ta có bình xét và nói gì chăng nữa thì nhà cầm quyền Quốc dân đảng nếu như thực sự tỏ rõ việc Trưong Học Lương đã hoàn toàn tự do thì không được ngăn cản và để ông ta tự do trở về đại lục cho ông ta được tế lễ, chăm sóc phần mộ tổ tiên đã cách biệt hơn 50 năm; để ông được kể lại tỉ mi những tình cảm đau thương của mình với bạn bè, người thân suốt 50 năm cách biệt…

VN88

Viết một bình luận