VN88 VN88

Nỗi ám ảnh của một người con

Mời các bạn đọc truyện nỗi ám ảnh của một người con truyện được cập nhật tại chuyên mục truyện ngắn hay của Truyenphimsex.com.

Noi am anh cua mot nguoi con truyen ngan

Nỗi ám ảnh của một người con truyện ngắn

Anh bảo tôi kể về những thủ thuật làm giàu ư? Ðiều ấy phỏng có lợi ích cho ai. Hơn thế trong việc kinh doanh, tôi lại chẳng có kinh nghiệm gì đáng kể cho người đời học hỏi cả. Nhưng quả là có chuyện này tôi muốn tâm sự với anh. Viết được hay không là tùy anh. Nhưng không hiểu sao, câu chuyện ấy, suốt mấy chục năm nay, tôi chỉ muốn có dịp là kể lại tất cả.

Hồi ấy, mới mười tuổi tôi đã trở thành một cô bé mồ côi cả cha lẫn mẹ, tuy ngày đó bố mẹ tôi vẫn sống nguyên vẹn ở đời. Thậm chí, bố tôi còn là một nhạc sĩ khá nổi tiếng. Chỉ cần nhắc đến ông là cả tỉnh này đều biết. Còn mẹ tôi, như mọi người nhận xét: Một người đàn bà hết sức xinh đẹp và đáo để. Bà là nhân viên đánh máy ở một cơ quan hành chính.
Là một cô bé còn quá ngây thơ, tôi làm sao hiểu được cặn kẽ vì đâu gia đình tôi bỗng tan đàn xẻ nghé. Có người nói với tôi rằng: “Bố mẹ mày bỏ nhau vì quanh năm thiếu đói. Bố mày chỉ suốt ngày đàn hát, không làm ra một xu. Mẹ mày không chịu nổi”. Lúc ấy, tôi không tin đồng tiền lại có sức mạnh đến thế. Nhưng rồi tôi cũng lờ mờ hình dung được cảnh sống túng quẫn của cái gia đình nhỏ bé của tôi. Chiều chiều, mẹ tôi đạp chiếc xe đạp cọc cạch về nhà, vất xoảng cái cặp lồng xuống chậu rửa bát và bắt đầu kêu ca, rên rỉ.
– Rõ khổ! Người ta thì nhà lầu, xe máy. Cái kiếp nhà mình đúng là kiếp chó! Mà cũng chưa chắc đã bằng con chó nhà người ta.
Tôi cãi mẹ:
– Bố là nhạc sĩ. Mẹ không biết nhạc sĩ là vinh dự như thế nào à?
Mẹ dúi đầu tôi xuống:
– Này thì nhạc sĩ! Sĩ! Sĩ cho lắm vào mới đến nỗi rã họng ra.
Chao ôi! Quả là mẹ tôi cần tiền nhiều lắm, cần gấp bội phần cái danh hiệu nhạc sĩ của bố tôi. Nào tiền gạo, tiền rau lúc nào cũng thiếu. Nào tiền thuốc thang khi đau ốm. Nào tiền sắm sửa, may mặc… Quanh năm suốt tháng, tôi luôn được nghe từ mẹ một điệp khúc buồn u ám, rền rĩ vì thiếu tiền.
Bố tôi lại khác, hình như có một sức mạnh nào đó nhập vào ông. Nó làm ông trở thành một người khinh rẻ đồng tiền một cách thái quá. Có lẽ đầu óc ông chỉ suốt ngày vang lên những tiết tấu của âm thanh. Ông bỏ ngoài tai tất cả những lời vừa nỉ non vừa dữ dằn của mẹ tôi để chú tâm vào âm nhạc. Ngày ấy, ông đang dồn hết sức lực để viết một ca khúc, theo như ông nói, sẽ là một ca khúc ca ngợi một tình yêu cao cả, dám vượt qua mọi sóng gió để chiếm lĩnh đỉnh cao giá trị đích thực của cuộc đời. Tôi đã chứng kiến nhiều ngày đêm ông quên ăn quên ngủ, cặm cụi cùng những khuông nhạc trên bàn làm việc. Tôi có cảm giác ông giống như một vận động viên leo núi, bất chấp gian lao, nguy hiểm, chỉ cốt sao cắm được lá cờ hiệu trên đỉnh cao, lập một kỷ lục cho đời. Vì thế, mối bất hòa của bố mẹ tôi mỗi lúc một thêm dữ dội. Tôi là một đứa bé con không được tham dự vào chuyện người lớn. Ngày ấy, tôi chỉ biết yêu tiếng vi-ô-lông của bố mỗi lúc cất lên. Và trong bữa cơm, tôi cố ăn bớt đi một bát, hy vọng bớt được một lời kêu ca phàn nàn, bớt đi một giọt mồ hôi trên má mẹ.

Truyện ngắn nỗi ám ảnh của một người con Truyenphimsex.com

Nhưng rồi những thiện ý quá nhỏ nhoi ấy của tôi làm sao ngăn được cơn xoáy lốc của cuộc đời. Cơn lốc ấy đã đổ ập xuống cái gia đình khốn khổ của tôi một cách không thương tiếc. Sự việc chỉ được bắt đầu từ một chiếc quạt máy.
Hôm ấy, trời oi bức, mẹ tôi hớn hở mang về nhà một chiếc quạt máy bóng loáng, quay vù vù. Tôi sướng rên, hỏi mẹ:
– Bố mua hả mẹ? Hôm qua bố bảo bố sẽ lĩnh nhuận bút…
Mẹ tôi cười mỉa mai:
– Chấp gì cái lão ấy! Nhuận bút của bố mày thì chỉ đủ mua quạt giấy thôi. Ngu ạ!
– Mẹ vặn cho cái quạt lắc đầu đi.
Mẹ cốc vào trán tôi:
– Ðồ quỷ! Gọi là cái “tuốc năng” chứ lắc đầu lắc cổ cái gì. Rõ bố nào con ấy. Cả đời không biết cái quạt máy là thế nào.
Vừa lúc ấy bố tôi về. Nhìn chiếc quạt, bố ngạc nhiên:
– Em mua quạt đấy à?
Mẹ xưng xỉa:
– Còn ông thiên lôi nữa à? Thế mà cũng phải hỏi. Chờ anh thì đến đời tiểu sành mẹ con tôi mới có cái quạt mà dùng.
– Em được cơ quan phân phối sao?
Mẹ tôi nói mát:
– Nhân viên quèn như tôi thì ai người ta phân phối cho cơ chứ.
– Cái quạt đẹp thế này dễ đến tiền trăm. Em lấy đâu ra tiền mà mua.
– Tôi xấu số thật nhưng may cũng có được người thương tình đỡ cho một tay mới sắm được. Nhưng cớ sao anh cứ lục vấn tôi mãi thế?
Giọng bố tôi hơi nặng:
– Nhưng mà ai giúp em?
Mẹ vênh mặt, vẻ tự hào:
– Anh Khoa, Giám đốc Công ty thương nghiệp thành phố. Anh đã nghe thủng chưa? Mà sao anh cứ phải lắm mồm như đàn bà vậy?
– Lão Khoa! Em quen lão ta từ bao giờ vậy? Thoa này, cái lão Khoa ấy là lắm tiếng xấu lắm. Anh khuyên em…
Giọng mẹ tôi đanh đảnh:
– Xấu cái gì! Chẳng qua trâu buộc ghét trâu ăn. Thấy người ta có điều kiện hơn thì ghen ghét, bôi nhọ. Người đời chỉ muốn ai cũng phải kiết xác như anh thì họ mới hả lòng hả dạ.
– Em không được ăn nói thế. Cái lão Khoa ấy tuy giàu có thật nhưng bất lương lắm.
Mẹ tôi lồng lên:
– Anh là đồ vô ơn. Người ta thấy mình nghèo giúp cho cái giấy phân phối. Thiếu tiền, người ta lại phải bù. Thế mà còn bạc như vôi ấy.
Bố tôi tắt quạt, sẵng giọng:
– Tôi cấm cô ăn nói hồ đồ như thế. Tôi xin hỏi, nhỡ ra chuyện này có gì không minh bạch thì sao?
Mẹ tôi nổi giận đùng đùng, nói như thét lên:
– Cút hết đi! Từ giờ nóng vã mồ hôi cũng đừng kêu nữa nhá. Cút!
Mẹ giận cá chém thớt xô tôi ra cửa. Tôi bị mắng oan, xị mặt.
Bố tôi cầm tay mẹ, cố nén giọng:
– Bình tĩnh lại nào. Nóng bức cũng được. Nghèo đói cũng được. Khổ hạnh cũng được. Nhưng không được làm điều gì ảnh hưởng đến tương lai cuộc sống.
– Hừ! – Mẹ tôi nhảy thách lên – Sống! Sống như anh thì cũng coi như là đã chết. Suốt ngày đàn hát, ca cẩm mà vẫn không một đồng xu dính túi. Thử hỏi, anh là nhạc sĩ hay là nhục sĩ!
Mặt bố tôi chợt tái nhợt đi. Bố tôi vốn hiền lành nhưng một khi ai dám bôi nhọ danh hiệu nhạc sĩ của ông thì hãy coi chừng. Quả là thế. Mặt ông mỗi lúc một xám ngoét. Hàm răng ông nghiến chặt. Bất thần, nhẩy một bước tới gần, ông vung tay đấm vào chiếc quạt như đấm vào mặt kẻ tội phạm vô hình. Mẹ tôi lao tới che đỡ cho cái quạt mà bà đã phải tốn bao công sức mới có được. Nhưng không kịp nữa. Chiếc quạt văng mạnh và đập vào trán mẹ tôi. Máu chảy lênh láng. Mẹ tôi nằm vật xuống nền đất xỉn mốc.
Sau hơn một tuần nằm cấp cứu ở bệnh viện, vết thương ở đầu mẹ tôi đã khỏi nhưng vết thương trong trái tim mẹ thì vĩnh viễn không lành. Một đêm, mẹ tôi thầm thì bên tai tôi:
– Con ơi! Mẹ phải cứu con và cứu cả mẹ nữa. Mẹ con ta không thể xơ xác mãi như thế này được.
Rồi một ngày, tôi được biết bố mẹ tôi ra tòa. “Ra tòa” là cái gì tôi không thật rõ. Nhưng chỉ sau đó ít hôm, tôi được biết một quyết định của bố mẹ tôi: Bố tôi trở lại Lai Châu công tác. Nơi ấy, ông đã gắn bó một thời trai trẻ, nơi đã hình thành những nốt nhạc đầu tiên trong sự nghiệp sáng tác của ông. Còn mẹ tôi đi lấy chồng. Bố dượng tôi chẳng ai xa lạ, chính là ông Khoa, người đã giúp mẹ tôi mua chiếc quạt máy. Tôi ở lại thành phố này cùng mẹ và bố dượng.
Có thể nói, mấy năm sống cùng bố dượng mẹ tôi đã ngẩng cao đầu trước bàn dân thiên hạ. Bà giống như con cá mắc cạn gặp nước. Nhìn mẹ tươi vui trong cuộc sống mới, tâm hồn tôi ít nhiều cũng bớt tê dại, đớn đau trong cảnh chia lìa.
Nhưng rồi, mẹ tôi chẳng may mắn được bao lâu. Vài năm sau đó, ông Khoa bị dính vào một vụ tham ô lớn. Hình như phải bán đi toàn bộ gia tài để chạy chọt ông mới thoát khỏi trại giam. Sau đó, ông ta quyết định vào thành phố Hồ Chí Minh để làm lại cuộc đời. Mẹ tôi nuốt nước mắt, lẽo đẽo theo ông. Còn tôi, không còn con đường nào khác là phải ở lại học nốt mấy năm cấp 3 bằng đồng lương mất sức ít ỏi của mẹ còn gửi lại ở tiểu khu. Năm ấy, bố tôi mắc bệnh ung thư cũng đã qua đời.
Ngày tôi cầm mảnh bằng tốt nghiệp phổ thông cũng là ngày tôi nhận được tin mẹ tôi bị mắc bệnh tâm thần. Lão Khoa ruồng bỏ mẹ, chạy theo một mụ buôn chuyến vào tận Cà Mau sinh sống. Người ta bảo thỉnh thoảng vẫn gặp một bà điên người bắc lê la trong mấy cái chợ, nhưng suốt hai chục năm ròng tôi đi tìm kiếm mà không thấy mẹ. Chắc là bà đã không còn trên cõi đời này nữa…
Anh ạ, bây giờ đã trở thành người có của ăn của để, không thiếu thốn một thứ gì, nhưng anh xem, tôi đâu có được một ngày vui.
Như tôi đã nói, tất cả chỉ được bắt đầu từ một chiếc quạt máy tầm thường. Giờ đây, nếu thích tôi có thể một lúc mua ngay được rất nhiều chiếc quạt máy loại tốt. Nhưng thật quá vô nghĩa phải không anh. Hai nấm mồ người bắc, kẻ nam của bố mẹ tôi, đồng thời cũng chính là hai nấm mồ chôn sâu những nỗi đau vĩnh viễn trong cuộc đời tôi, ám ảnh tâm hồn tôi không dứt.
Chắc anh cũng biết, bố tôi còn để lại cho đời một bài hát khá nổi tiếng. Ðó là bài hát ngợi ca sự bất diệt của tình yêu. Không rõ người đời nghĩ sao về bài hát ấy. Với riêng tôi, nó chỉ là giọt nước mắt cuối cùng trong sự nghiệp sáng tác của ông. Nhiều lần tôi được nghe các nhà phê bình âm nhạc đánh giá bài hát ấy giống như một tiếng reo vui của hạnh phúc, một tiếng ca lạc quan về tình yêu chung thủy.
Tôi không có ý phản đối những lời bình luận rất chân tình của họ. Nhưng cứ mỗi lần đài phát thanh hoặc vô tuyến truyền hình phát lại bài hát ấy, tôi lại ngồi một mình âm thầm khóc.(Hết)

(Truyện ngắn hay nhất tại Truyenphimsex.com)

VN88

Viết một bình luận